Monthly Archives: Tháng Chín 2021
Theo báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm của Savills Việt Nam, dù chịu nhiều tác động từ dịch Covid-19 nhưng giá bán BĐS nhà liền thổ trên thị trường thứ cấp tại Tp.HCM lại có mức tăng khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước.Theo báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm của Savills Việt Nam, dù chịu nhiều tác động từ dịch Covid-19 nhưng giá bán BĐS nhà liền thổ trên thị trường thứ cấp tại Tp.HCM lại có mức tăng khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Lý do nhà liền thổ vẫn “sống khỏe” là bởi nhu cầu của nhà đầu tư vẫn có, đặc biệt là những sản phẩm nhà phố, biệt thự được phát triển trong các dự án tổ hợp chung cư.
Trong 6 tháng vừa qua, tại phân khúc BĐS nhà ở, nguồn cung bán ra thị trường hạn hẹp, giá bán tại các dự án vẫn giữ đà tăng liên tục trong 2 quý vừa qua. Cụ thể, đối với phân khúc BĐS căn hộ, nguồn cung sơ cấp chỉ khoảng 5.800 căn, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước.
Còn đối với phân khúc nhà liền thổ, biệt thự, nhà phố, nguồn cung sơ cấp trong 6 tháng cũng chỉ hơn 770 căn, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Đối với căn hộ chỉ có 3.400 căn, bằng một nửa so với lượng giao dịch cùng kỳ năm trước. Còn đối với biệt thự, nhà phố, cũng chỉ có khoảng 500 căn được tiêu thụ trong 6 tháng, cũng giảm 1 nửa so với cùng kỳ.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam nhận định: Như vậy chúng ta có thể thấy, về mặt nguồn cung đã có sự sụt giảm khá mạnh, lượng hàng chào bán ra thị trường cũng không quá nhiều. Vì nguồn cung mới và lượng hàng tồn kho thấp nên lượng giao dịch cũng thấp trong 6 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, điểm sáng của thị trường trong thời gian qua là giá bán của căn hộ và nhà phố, biệt thự, đều có xu hướng tăng. Số liệu mới nhất của Savills cho thấy, trong quý 2/2021, 40% các dự án căn hộ đang chào bán trên thị trường đều tăng giá khoảng 15% so với quý trước. Một số dự án mới cũng ghi nhận mức tăng giá 10% so với giai đoạn mở bán trước.”
Bà Trang cũng cho biết thêm, đối với phân khúc biệt thự, nhà phố, do lượng tồn kho ít nên không có nhiều sự tăng giá trong những sản phẩm đang chào bán. Tuy nhiên, giá bán tại thị trường thứ cấp lại có mức tăng giá khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên do bởi người Việt Nam vẫn ưu tiên nhà ở liền thổ hơn. Do đó, những sản phẩm nhà phố, đặt biệt là các sản phẩm được phát triển trong các dự án rất được nhà đầu tư quan tâm, tỷ lệ hấp thụ cũng rất tốt.
Dự báo từ đây đến cuối năm, nguồn cung của phân khúc căn hộ được giới thiệu ra thị trường không nhiều, khoảng 6.800 căn từ 22 dự án, chủ yếu là các căn hộ hạng C, chiếm 47% thị phần. Mặc dù vậy, với tình hình dịch bệnh hiện nay thì thời gian mở bán tại các dự án có thể sẽ chậm lại so với dự kiến của họ ở đầu quý 2/2021.
Do đó, nguồn cung trong quý 3/2021 có thể vẫn khá hạn chế, nhưng các chuyên gia cũng kỳ vọng rằng trong quý 4 thì các dự án sẽ bắt đầu mở bán với các chiến lược về marketing cũng như quảng bá sản phẩm theo xu hướng chuyển đổi số nhiều hơn để tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Từ nửa cuối năm 2021 đến 2023, nguồn cung của phân khúc chung cư và nhà ở liền thổ vẫn tập trung chủ yếu tại khu Đông của Tp.HCM. Cụ thể, nguồn cung mới đối với phân khúc căn hộ tại khu Đông chiếm 44% trên tổng nguồn cung mới. Còn đối với nhà liền thổ, nguồn cung ở đây chiếm khoảng 32% trên tổng số nguồn cung mới đến năm 2023.
“Việc các doanh nghiệp phát triển đổ dồn về khu Đông là kết quả kế thừa của sự phát triển hạ tầng trong thời gian vừa qua, cũng như mức độ đô thị hóa ở khu vực này đang phát triển rất nhanh. Nhìn vào kế hoạch phát triển hạ tầng tại Tp.HCM từ nay đến năm 2025, chúng ta có thể thấy, có rất nhiều dự án hạ tầng lớn tại khu Đông nằm trong kế hoạch. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng rằng, việc nâng cấp, mở rộng những tuyến đường lớn này sẽ giúp thị trường bất động sản nơi đây phát triển tốt hơn trong tương lai”, bà Trang chia sẻ thêm.
Theo Savills, trong 6 tháng tới, thị trường BĐS Tp.HCM vẫn phải tiếp tục đối mặt với những thách thức của việc bùng phát dịch bệnh. Bởi Covid-19 vẫn là bệnh dịch khó lường trước và có thể bùng phát bất cứ khi nào nếu không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, dịch bệnh vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các chủ đầu tư. Họ có thể xoay chuyển, linh động hơn, lên kế hoạch tốt hơn cho việc bán hàng khi đại dịch được kiểm soát.
Với kỳ vọng sẽ kiểm soát được dịch bệnh trên cả nước trong quý 3/2021 cùng với các chiến dịch tiêm vắc-xin cho cộng đồng cũng đang được triển khai rộng rãi, nhanh chóng, thị trường sẽ có những dự án tiếp tục mở bán vào những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022. Tuy nhiên, mức độ sẽ không bùng phát như những thời điểm trước đây, mà có thể sẽ chậm chạp hơn, khôi phục một cách bền vững hơn.
Nguồn: Cafef.vn
Từ một vùng sình lầy lau sậy của tỉnh Bình Dương – một vùng nghèo khó ven đô Sài Gòn, 46 năm sau giải phóng, xây dựng và đổi mới, một đô thị thông minh, một trung tâm tài chính gắn với cái tên Thuận An đang dần hiện hữu.
Những năm gần đây, thành phố phát triển rất nhanh, cơ sở hạ tầng hiện đại thu hút được làn sóng đầu tư mới, tạo động lực đột phá cho sự phát triển của kinh tế – xã hội cả tỉnh Bình Dương.
Phát triển cơ sở hạ tầng trục đại lộ trung tâm
Chủ tịch UBND TP. Thuận An tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Tâm cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, TP. Thuận An đã xây dựng chương trình hành động và kế hoạch thực hiện cụ thể về đầu tư kết cấu hạ tầng các tiêu chí đô thị loại I gắn với phát triển dịch vụ để hình thành trung tâm tài chính mới của tỉnh. Đây thực sự là tin vui đầu năm không chỉ với người dân địa phương mà còn tạo cơ hội lớn đón làn sóng đầu tư trong và ngoài nước đến với Thuận An.
Theo lãnh đạo TP. Thuận An, bước đi đầu tiên trong lộ trình trở thành một trung tâm tài chính mới đó là việc đầu tư, nâng cấp một phần trục quốc lộ (QL)13 ngang qua TP. Thuận An thành đại lộ tài chính – thương mại – dịch vụ lớn nhất tỉnh. Bước tiếp theo, từ trục đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại cấp đô thị, nhằm đưa TP. Thuận An thành trung tâm công nghiệp – tài chính – dịch vụ. Từ đó tạo đòn bẩy thu hút các dự án đầu tư lớn từ trong và ngoài nước.
Được lên kế hoạch đầu tư công lớn thứ hai toàn tỉnh (đợt 1 năm 2021) với nguồn vốn hơn 500 tỷ đồng, TP. Thuận An dành ưu tiên và khẩn trương triển khai các hạng mục giải phóng mặt bằng QL13, các đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị, nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong…
Theo UBND tỉnh Bình Dương, việc quy hoạch hạ tầng bài bản cùng tiến độ triển khai nhanh chóng các hạng mục được ưu tiên đầu tư công trong năm 2021 là tiền đề gia tăng giá trị bất động sản không chỉ tại Thuận An mà cho cả tỉnh Bình Dương. Các chuyên gia kinh tế nhận định, diễn biến gia tăng giá trị bất động sản khu vực trung tâm trục QL13 tương tự tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ tăng giá trung bình mỗi năm dao động vào khoảng 25% – 30%. Đặc biệt sau khi hoàn thành cải tạo, nâng cấp QL13 cùng với 5 trung tâm thương mại cấp đô thị, dịch vụ, công trình phúc lợi, công viên giải trí… TP. Thuận An sẽ xứng tầm đô thị thông minh – đô thị loại 1, trung tâm tài chính – thương mại – dịch vụ lớn nhất của tỉnh Bình Dương.
Hình thành trung tâm tài chính mới
Theo các chuyên gia kinh tế, chiến lược phát triển TP. Thuận An của tỉnh Bình Dương được xem là bước đột phá mới bên cạnh vị trí liền kề TP. Thủ Đức của TP. Hồ Chí Minh. Các công trình hạ tầng hiện hữu đã được hiện đại hóa như: 2 trung tâm thương mại, nhiều siêu thị vừa và nhỏ, 3 bệnh viện quốc tế, 1 sân golf, 3 khu công nghiệp lớn được xem là nền móng cho phát triển và hội đủ các tiêu chí tiếp theo của một trung tâm tài chính mới.
Việc phát triển thêm 5 trung tâm thương mại cấp đô thị, gồm: Trung tâm 1 tọa lạc tại Lái Thiêu; trung tâm 2 tọa lạc khu vực ngã tư QL13 – đường An Thạnh – Bình Chuẩn; trung tâm 3 chạy dọc ngã 5 An Phú và trục đường 473; trung tâm 4 và 5 thuộc trục ngang Lái Thiêu – Dĩ An với ngã tư QL13 và trục Bình Hòa – Vĩnh Phú… cũng đang được các cấp lãnh đạo của tỉnh Bình Dương tính toán một cách kỹ lưỡng, phù hợp.
Hiện TP. Thuận An đã đầu tư 3 công viên diện tích từ 1.000 – 2.000m2 và đang triển khai xây dựng thêm 5 công viên diện tích từ hơn 2.000 – 15.000m2 như: công viên An Phú (phường An Phú), công viên Bình Hòa (phường Bình Hòa), công viên Thuận Giao (phường Thuận Giao). “Thuận An cũng sẽ xây dựng mới kết hợp nâng cấp hạ tầng hiện có; phát triển khu nhà ở, khu đô thị gắn với trung tâm thương mại – dịch vụ. Các công trình sẽ được xây dựng tạo nét kiến trúc đặc trưng cho đô thị” – ông Nguyễn Thanh Tâm – Chủ tịch UBND TP. Thuận An nhấn mạnh.
Nằm ở vị trí đắc địa, hội đủ các điều kiện thuận lợi, trong tương lai gần, TP. Thuận An được tỉnh Bình Dương định hướng phát triển thành đô thị thông minh – đô thị loại 1 (giai đoạn 2021 – 2025). Cùng với đó, biến một phần quốc lộ 13 thành trục chính, đại lộ tài chính – thương mại – dịch vụ lớn nhất tỉnh.
Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn