Trước tình hình dịch bệnh COVID -19 dần được kiểm soát và “hộ chiếu vắc xin” được phủ trên diện rộng, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương xây dựng các phương án mở cửa đón khách du lịch vào cuối năm 2021 với kỳ vọng mang đến sự phục hồi kinh tế cho khu vực trọng điểm miền Trung.
Tập trung phục hồi kinh tế từ ngành du lịch
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, du lịch sẽ là ngành có sức bật nhanh chóng khi dịch bệnh Covid -19 được kiểm soát. Trong điều kiện chưa thể mở cửa đối với khách quốc tế, thị trường nội địa được xác định là điểm khởi đầu cần thiết và quan trọng để tái phục hồi, phát triển du lịch.
Bên cạnh Khánh Hòa, đến lượt Đà Nẵng, Quảng Nam khẩn trương xây dựng các phương án mở cửa, thích ứng an toàn trong phòng chống dịch Covid-19, đồng thời nối lại các chuyến bay để kích thích nhu cầu du lịch, sẵn sàng đón khách nội địa. Đối tượng được hướng đến là khách đi theo nhóm, gia đình, khách công vụ (MICE), các trường học, khách du lịch ngắn ngày.
Các dự án nghỉ dưỡng tại các bãi biển đẹp sẽ là điểm đến được nhiều du khách quan tâm. (Ảnh: Phối cảnh dự án Lyf Đà Nẵng City tại khu “đất vàng” biển Mỹ Khê đang triển khai xây dựng)
Tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp được tổ chức mới đây, Đà Nẵng đã công bố kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Theo đó, Đà Nẵng phấn đấu ngành dịch vụ có tốc độ t��ng trưởng 0.98% so với năm 2020. Năm 2022, thành phố kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,01% so với năm 2021, trong đó ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 6,63%.
Các chuyên gia kinh tế phân tích, có nhiều lý do để tin vào sự phục hồi ngành du lịch của địa phương này. Tính đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng là một trong hai nơi có có tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên cao nhất cả nước, đạt 90 %, là vùng kiểm soát dịch nhanh nhất qua các đợt dịch bùng phát. Đây cũng là địa phương có nhiều chuyến bay quốc tế kết nối trực tiếp với các thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới như Ma Cau, Hồng Kong, Seoul, Thượng Hải… Khi kế hoạch đón khách du lịch quốc tế được triển khai, Đà Nẵng sẽ là điểm thu hút của quốc tế sau đại dịch nhờ hệ thống đường hàng không kết nối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngành du lịch sẽ sớm nhận tin vui
Theo dự báo, sau thời gian dài bị nén lại, nhu cầu du lịch của khách nội địa sẽ tăng vọt vào những tháng cuối năm. Đó không chỉ nhận định riêng cho thị trường du lịch Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia có tiềm năng và thế mạnh về du lịch trên thế giới.
Mới đây, Ecuador thông báo ngành du lịch nước này đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 11% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2020. Nhu cầu đặt phòng tăng cao từ Đức và châu Âu sau đại dịch Covid-19 giúp cho hoạt động kinh doanh các công ty lữ hành đang dần phục hồi.
Tương tự, ngành du lịch cũng liên tiếp nhận được những tín hiệu vui từ các quốc gia Đông Nam Á khi áp dụng chính sách "hộ chiếu vắc xin" để đón khách trở lại. Tại Thái Lan, chương trình "Phuket Sandbox" (hộp cát Phuket) nằm trong kế hoạch khôi phục du lịch bước đầu đón được hơn 25.800 khách quốc tế. Thái Lan dự kiến sẽ mở rộng thêm điểm du lịch ở Chiang Mai, Chonburi, Phetchaburi và Prachuap Khiri Khan cho khách nước ngoài mà không cần cách ly nếu đã tiêm chủng đầy đủ vào tháng 11 năm nay.
Indonesia cũng dự kiến kích hoạt lại ngành du lịch vào cuối năm nay bằng việc thí điểm đón khách quốc tế tại Bali. Singapore cũng đang lên kế hoạch để xây dựng các thỏa thuận đi lại song phương với một số nước kiểm soát được dịch bệnh.
Riêng tại Đà Nẵng, Quảng Nam, nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu của du khách một cách tốt nhất, hai địa phương sẽ ứng dụng công nghệ vào quản lý, khuyến khích các tour, tuyến ở "vùng xanh", nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Trong đó, các bãi biển có vị trí đẹp sẽ là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn bởi không khí thoáng đãng, khí hậu nóng ấm cùng sự biệt lập, riêng tư của các khu dịch vụ.
Tiềm năng du lịch, nghỉ dưỡng Đà Nẵng - Quảng Nam
Không chỉ có bờ biển dài hơn 90 km với nhiều bãi biển đẹp được nhiều tạp chí quốc tế vinh danh, biển Đà Nẵng còn là nơi quy tụ nhiều resorts biệt lập cao cấp nhất, cung cấp đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn khi du lịch sau mùa dịch.
Cùng với sự phục hồi của ngành du lịch, BĐS du lịch nghỉ dưỡng được đánh giá sẽ nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Vừa qua, Đà Nẵng đã cấp phép điều chỉnh cho Dự án Lyf Đà Nẵng City tại bờ biển Mỹ Khê theo mô hình căn hộ khách sạn, được xây dựng trên diện tích 1.220 m2 với 259 căn hộ hạng sang.
Dự án quản lý bởi thương hiệu Lyf từ Ascott Limited - thương hiệu hàng đầu về lĩnh vực dịch vụ khai thác khách hàng quốc tế, là chủ sở hữu và điều hành căn hộ dịch vụ lớn nhất thế giới đến từ Singapore. Sự xuất hiện của Lyf lần đầu tiên tại Đà Nẵng sẽ mang đến những dịch vụ chất lượng, những trải nghiệm du lịch mới lạ, hấp dẫn dựa trên lối sống co-living - mô hình sống hiện đại với những tiện ích, không gian chung được chia sẻ cùng nhau.
Citadines Pearl Hội An - tổ hợp khu nghỉ dưỡng chuẩn 5 sao quốc tế tọa lạc ngay bãi biển An Bàng tuyệt đẹp của tỉnh Quảng Nam
Nằm sát vách với Đà Nẵng, Quảng Nam cũng là địa phương gắn liền với các hoạt động, điểm đến ngành du lịch với hệ sinh thái tài nguyên đa dạng. Đặc biệt, thiên nhiên còn hào phóng dành cho Quảng Nam 125 km bờ biển hoang sơ, sạch đẹp với các bãi cát trắng, phẳng mịn. Đây là cơ sở để Quảng Nam xuất hiện những điểm du lịch sinh thái lý tưởng, trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách. Nổi bật trong số này phải kể đến Citadines Pearl Hội An - khu phức hợp nghỉ dưỡng và tổ chức sự kiện chuẩn 5 sao quốc tế tại bãi biển An Bàng, có diện tích sử dụng gần 9ha cùng 364 phòng khách sạn, và 218 căn hộ dịch vụ.
Với lợi thế liền kề với phố cổ Hội An cùng kinh nghiệm từng tiếp đón công dân Việt Nam từ các nước trở về, Citadines Pearl Hội An là điểm nghỉ dưỡng có nhiều lợi thế trong việc đón tiếp khách du lịch. Ngoài việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, thực hiện vệ sinh và khử trùng theo tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng, điểm nghỉ dưỡng này còn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội như: quy trình nhận phòng và trả phòng không tiếp xúc, phòng được để trống 24 giờ giữa các lượt lưu trú, có tấm ngăn bảo vệ tại khu vực tiếp xúc chính… nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho du khách trong mùa dịch.
Sớm có kế hoạch đón khách du lịch quốc tế vào cuối năm
Ngoài việc lên kế hoạch khôi phục ngành du lịch bằng việc đón khách du lịch nội địa, cả Đà Nẵng và Quảng Nam đều đang tích cực lập phương án đón khách du lịch quốc tế vào cuối năm. Mới đây, hai địa phương đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ VH-TT-DL cho phép đón khách du lịch quốc tế để từng bước khôi phục các hoạt động của ngành du lịch, dịch vụ, góp phần quảng bá hình ảnh Đà Nẵng, Quảng Nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn.